Từ lâu trục cao su đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong các loại máy móc cũng như một số hoạt động trong đời sống của con người. Tuy vậy, không phải ai cũng biết trục cao su là gì, nó được ứng dụng ra sao. Vì thế chúng tôi tổng hợp tất cả các thông tin trong bài viết sau, hi vọng có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin bổ ích nhất về trục cao su.
1. Trục cao su là gì?
Đây là sản phẩm được cấu tạo gồm hai phần là lõi và lớp cao su bọc ở bên ngoài. Lõi là phần trục chính được làm từ sắt với khả năng hoạt động liên tục với tốc độ quay cao. Thiết kế phần rãnh xoắn trong lõi giúp gia tăng độ ma sát, dễ dàng đẩy phần bụi bẩn thoát ra ngoài trong suốt quá trình làm việc. Còn lớp bọc ở bên ngoài được sử dụng bằng loại cao su với độ cứng từ 28 - 80 ShoreA, hai màu sắc phổ biến gồm màu xanh và đen.
2. Ứng dụng của trục cao su
Ngày nay, trục cao su được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trục cao su cho máy chà nhám, trục cao su để lăn keo, trục cao su trong lăn sơn…Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau trục cao su lại có kích thước và cấu tạo một số chi tiết riêng.
a. Trục cao su cho máy chà nhám
Thông thường, trục cao su cho máy chà nhám sẽ được sản xuất theo quy cách đường kính bên ngoài ≥ 70 mm và chiều dài trục là ≥ 600 mm. Trong cỗ máy chà nhám sẽ có từ 1 đến 3 trục cao su tùy vào cấu tạo của từng loại máy khác nhau. Theo đó, mỗi trục sẽ được bỏ một tờ nhám vòng vào và lần lượt chà nhám cho bề mặt của sản phẩm.
+ Đối với loại máy lắp đặt 1 trục cao su: đòi hỏi ngườ dùng sẽ phải sử dụng lần lượt các loại giấy nhám trên nó, vì vậy sẽ mất thời gian nhiều hơn so với loại 3 trục.
+ Đối với loại máy lắp đặt 3 trục cao su: trục đầu tiên sẽ có công dụng phá nhám, vậy nên nó sẽ được kết hợp loại nhám tờ P80 và P100. Loại trục thứ 2 được kết hợp loại nhám P150 và P180 với tác dụng chà mịn. Cuối cùng, trục thứ ba với sự kết hợp của nhám P20 và P280 để chà tinh.
b. Trục cao su cho lăn sơn
Các món đồ nội thất bằng gỗ trước khi thành phẩm và đưa ra ngoài thị trường đòi hỏi phải trải qua công đoạn lăn sơn để bề mặt láng bóng, phẳng đẹp. Bên cạnh đó, công đoạn này cũng giúp gia tăng độ bền tốt của gỗ, không bị côn trùng hay nấm mốc tấn công.
Trong hệ thống máy lăn sơn cho gỗ có chi tiết trục cao su và hay được gọi là trục lăn sơn. Nhiệm vụ của nó là giúp cán đều sơn, phủ một lớp sơn mỏng lên bề mặt của đồ gỗ. Thông thường trục sẽ quay với tốc độ chậm, đồng thời nó cũng tiếp xúc với trục kim loại và bề mặt gỗ cần sơn. Khi đó dung dịch sơn sẽ được đưa vào khe ở giữa trục lăn sơn và trục kim loại.
Để điều chỉnh lượng sơn người dùng có thể điều chỉnh lại khoảng cách giữa trục cao su và trục kim loại. Còn để ngăn chặn dung môi có hoạt tính mạnh trong ngành gỗ có thể phá hủy vật liệu cao su thì cần phải có vật liệu bọc bên ngoài trục lăn với đặc tính chịu được dung môi hóa chất tốt.
Trước công đoạn bọc cao su cho trục lăn sơn, người dùng phải tiến hành thử nghiệm độ giản nở của vật liệu cao su trong dung môi sử dụng cho các loại sơn đó. Kết thúc quá trình ấy mới lựa chọn ra loại vật liệu cao su thích hợp, mang lại hiệu quả cao nhất khi dùng để bọc trục lăn sơn. Về độ cứng của vật liệu cao su dùng để bọc trục lăn sơn là ở khoảng từ 30 - 60 Shore A, nó cũng có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.
c. Trục cao su cho lăn keo
Công dụng của trục cao su lăn keo là để lấy kéo chà lên trên bề mặt của gỗ. Nhờ có lớp keo ấy mà sản phẩm, đồ dùng bằng gỗ sẽ không còn bị mối mọt tấn công, tránh ẩm mốc cũng như giảm thiểu hiện tượng phai màu cho gỗ, tạo một tấm hoa văn trang trí đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Còn tùy thuộc vào cấu tạo và khổ của từng loại máy mà trục cao su đi kèm sẽ thông số như thế nào. Theo đó, mỗi trục sẽ có một bước ren khác nhau với ý nghĩa quyết định đến mật độ keo phủ trên bề mặt đồ dùng gỗ ra sao. Loại ren phổ biến nhất hiện nay đó là 18 ren/inch, 22 ren/inch..., và còn tùy vào từng trường hợp mà khách hàng yêu cầu số lượng ren như thế nào.
Trong hệ thống máy lấy keo của ngành gỗ thông thường sẽ có 2 trục cao su. Một trục được phủ trên bề mặt lớp ren, trục còn lại có độ mịn màng, láng bóng. Cả hai trục cao su này đều được gắn ở gần nhau, và khi bắt đầu làm việc keo dán sẽ được đưa vào vị trí trung tâm của hai trục. Từ đây, keo sẽ được đẩy lên bề mặt trục có ren, và khi tấm gỗ chạy qua nó thì keo cũng sẽ chuyển sang tấm gỗ.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại trục cao sư lăn keo phổ biến như loại trục có bề mặt phẳng, trục cắt rãnh từng vòng, trục chạy ren…Nhìn vẻ ngoài, các loại trục này đều có hình dáng khác nhau, song cấu tạo của chúng khá giống nhau bao gồm phần lõi bằng nhựa hay sắt, phần bao bọc cao su bên ngoài với tính đàn hồi cao, khả năng kháng dung môi hóa chất cực tốt.
3. Một số sản phẩm trục cao su
a. Trục cao su máy
+ Trục cao su lăn sơn
Đắp mới, mài theo yêu cầu khách hàng
+ Trục cao su lăn keo
Đắp mới, mài theo yêu cầu khách hàng
+ Trục nhám thùng
Đắp mới, mài theo yêu cầu khách hàng
b. Trục cao su trơn
+ Cao su trơn bạc đạn
Quy cách : Ø 50mm x 10mm
Ø 56mm x 15mm
Ø 65mm x 30mm
Gia công làm mới theo yêu cầu của quý khách hàng yêu cầu.
+ Cao su răng bạc đạn
Quy cách: Ø50 mm x 10 mm
Ø56 mm x 15 mm
Ø65 mm x 30 mm
Gia công làm mới theo yêu cầu của quý khách hàng yêu cầu.
+ Trục cao su răng
Quy cách: 2"x 6"x 1"
3"x 6"x 1"
4"x 6"x 1"
4"x 8"x 1"
4"x 12"x 1"
Gia công, làm mới đủ các loại quy cách
+ Trục cao su trơn
Quy cách: 2"x 6"x 1" 4" x 8"x 1"
3"x 6"x 1" 4"x 9"x 1"
4"x 2"x 1" 4"x 12"x 1"
4"x 4"x 1" 5"x 4"x 1"
4"x 6"x 1" 6"x 4"x 1"
6"x 2"x 1" 6"x 6"x 1"
Gia công, làm mới đủ các loại quy cách