Giay Nham » Tin Tức Nội Bộ » Giấy Nhám - Trục Cao Su» Cầu thang gỗ bóng đẹp nhờ giấy nhám

Cầu thang gỗ bóng đẹp nhờ giấy nhám

Để có được một chiếc cầu thang đẹp, sáng bóng và lên màu đẹp thì ngoài việc phun màu, sơn bóng còn phải có nhiều công đoạn khác nữa. Trong đó việc sử dụng giaynham hay còn gọi là giấy ráp để đánh bóng thủ công mới mang lại bề mặt nhẵn và sáng đẹp.

Đồ gỗ là được đánh bóng bằng véc-ni truyền thống hay phun sơn PU hiện đại vẫn gồm 2 công đoạn chính là làm nhẵn mặt gỗ và phủ màu, phủ bóng. Sau khi hoàn thành phần chạm khắc, lắp đặt thô, cầu thang được đánh bóng bằng phương pháp thủ công dùng giaynham, chà đi chà lại nhiều lần. Tùy loại gỗ mà lựa chọn loại giay nham có độ nhám cho phù hợp, với những loại gỗ có "chân cáy" lớn (gỗ xấu, nhiều vết rỗ, rạn trên bề mặt) phải dùng giaynham có độ nhám cao và chà xát lâu hơn. Bản chất khâu làm nhẵn mặt gỗ chính là bào mòn, loại bỏ những sơ, sợi gỗ do cưa, cắt để lại, do đó, công đoạn này sinh ra rất nhiều bụi mùn cưa, mạt gỗ.


Sau khi được chà nhẵn cơ bản bằng giaynham, người thợ tiến hành pha trộn một hợp chất để đắp kín những vết chân cáy quá cỡ không thể làm mịn được. Hợp chất này được chế bằng cách hòa nhuyễn bột đá với một loại dung môi nồng nặc mùi chua chua mà những "người trong ngành" gọi là đe. Loại hợp chất này được pha làm 2 loại với độ đặc, loãng khác nhau. Nếu như với loại loãng chỉ cần dùng bút sơn quệt đều lên bề mặt gỗ thì với loại đặc, người thợ phải trực tiếp nhúng tay vào hợp chất rồi miết kỹ càng những vết rỗ quá lớn. Sau đó đợi dung dịch bột đá và đe khô rồi đánh bóng lại bằng giấy ráp một lần nữa.

Khâu cuối cùng để hoàn thành việc đánh bóng cầu thang gỗ là phun màu, phun bóng cho gỗ. Bản chất gỗ không có độ bóng và hầu hết chỉ có sắc vàng, do đó đây là khâu quan trọng nhất để tạo nên diện mạo của cầu thang. Trước kia, việc nhuộm màu cho gỗ, đánh bóng cầu thang, người thợ thường dùng véc-ni nhưng hiện nay, thợ sử dụng máy phun bóng và phun màu PU, để tiết kiệm thời gian và hạ giá thành sản phẩm.

T.T

Khác