Giay Nham » Tin Tức Nội Bộ » Giấy Nhám - Trục Cao Su» Lịch sử ra đời và lợi ích của giấy nhám

Lịch sử ra đời và lợi ích của giấy nhám

Để trở nên thịnh hành và có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người như hiện nay, giấy nhám đã trải qua một hành trình lịch sử khá dài. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc ra đời của loại vật liệu hữu dũng này.

1. Lịch sử ra đời của  giấy nhám


Trước khi giay nham và các loại vật liệu xử lý bề mặt khác chưa ra đời, con người đã biết sử dụng da cá mập phơi khô để mài mòn. Đây chính là loại vật liệu mài mòn truyền thống và phổ biến vào giai đoạn đó. Hiệu quả chà nhám, mài mòn của da cá mập phơi khô được đánh giá khá cao, song lại tồn tại rất nhiều khó khăn trong giai đoạn sản xuất và sử dụng. Hơn thế, số lượng da cá mập là khan hiếm, không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho người sử dụng chưa kể đến việc mài thủ công bằng tay rất vất vả, mất nhiều thời gian, bề mặt cũng không đạt được độ bóng như mong đợi.



Cho đến thế kỷ 13, người Trung Quốc vô tình phát hiện ra những yếu tố giúp mài mòn tốt hơn so với việc sử dụng da cá mập, tạo tiền đề cho sự ra đời của giấy nhám sau này.
Năm 1833: tờ giấy nhám đầu tiên trong lịch sử loài người được tạo ra bởi John Oakey, London. Mẫu khởi thủy này có cấu tạo ban đầu là các hạt thủy tinh (giấy kính), kết hợp cùng các chất kết dính và có thể sản xuất hàng loạt.

Năm 1834, tại Mỹ, bằng sáng chế giấy nhám đã được cấp cho các nhà sản xuất là Isaac Fischer, Jr, Springfield, Vermont

Năm 1921: giấy nhám nước ra đời, cho phép con người có thể sử dụng kết hợp cùng nước. Những sản phẩm đầu tiên đã được sử dụng trong khâu màu sơn sửa ô tô.
Về sau, nhận thấy giấy nhám rất khó sử dụng để mài mòn, đánh bóng cho những sản phẩm có hình thù phức tạp, người ta đã phát minh ra vải nhám. Vai nham với độ mềm của mình giúp len lõi tốt vào mọi ngóc ngách, đánh bóng sản phẩm một cách hiệu quả.



Trước đây, các hạt mài mòn của giấy nhám thường là đá lửa, hạt garnet và chủ yếu được ứng dụng để chà nhám cho ngành gỗ. Tuy nhiên hiện nay, các hạt mài này đã không còn phổ biến, thay thế vào đó là các hạt cho chất lượng tốt hơn như Oxit nhôm, Silicon Carbide, Alumina-zirconia… có thể mài trên bề mặt gỗ, inox, gạch, đá. Cùng với sự thay thế này, giấy nhám ngày một phổ hiến hơn trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó, trở thành vật liệu không thể thiếu đối với nhiều ngành công nghiệp.

2. Các lợi ích của giấy nhám

Sự ra đời của giấy nhám đã giúp cho các công đoạn sản xuất của nhiều ngành công nghiệp được đẩy nhanh tiến độ (đặc biệt là khi kết hợp cùng các loại máy chà nhám). Chất lượng và hình thức sản phẩm cũng được đảm bảo hơn với bề mặt nhẵn mịn, láng bóng. Ngày nay, giấy nhám không chỉ được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp, mà còn trở nên rất cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người. 

Đài Thơ

Khác