Trên thị trường hiện có rất nhiều loại giấy nhám với đặc điểm, quy cách và thương hiệu khác nhau. Bỏ qua yếu tố thương hiệu, chúng ta có thể phân biệt giấy nhám theoo 2 hình thức dưới đây.
1. Phân loại giấy nhám theo hình dáng (quy cách)
Giay nham được phân loại theo hình thức sẽ có các loại sau đây:
* Giấy nhám thùng: dòng sản phẩm giấy nhám thùng được sản xuất chuyên biệt để kết hợp sử dụng với máy chà nhám thùng. Tác dụng của nó là mài nhẵn bề mặt gỗ tự nhiên, chuẩn bị cho bước sơn lót tiếp theo. Hiện trên thị trường có các loại nhám thùng với tên gọi và kích thước khác nhau như: Nhám Thùng K51, nhám thùng X62BT, nhám thùng X63BT, nhám thùng XC25...
* Giấy nhám cuộn: nhám cuộn là dòng sản phẩm thường có khổ rộng từ 300mm đổ lại, nhám này dược đóng thành các băng nhỏ hoặc là cuộn thành từng cuộn (nên được gọi là nhám cuộn.
Khi sử dụng, giấy nhám cuộn sẽ được kết hợp cùng các loại máy chà nhám cầm tay (chẳng hạn như máy chà nhám cạnh, máy chà nhám tăng...). Ngoài ra thì người dùng cũng có thể cắt thành các tấm nhỏ để chà bằng tay thủ công tại các góc, cạnh của miếng gỗ. Hiện nay trên thị trường có các loại nhám cuộn phổ biến như:
Nham cuon vai mem cat do hieu JB (Trung Quốc), nhám cuộn NCA (Nhật), nhám cuộn Starcke (Đức), nhám ó Hàn Quốc...
* Giấy nhám tờ: giấy nhám tường thường có kích thước khoảng 230 x 280 mm và được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ, chà nhẵn, phẳng bề mặt gỗ để chuẩn bị sơn PU. Khi sử dụng, loại giấy nhám này có tể được chà bằng tay thủ công hoặc là kết hợp cùng máy chà nhám rung cầm tay.
Hiện trên thị trường có các loại nhám tờ phổ biến như: Nhám tờ con nai DEER, giấy nhám tờ Như Ý (NHY) xuất xứ Taiwan (Đài Loan), giấy nhám tờ TOA (sản phẩm chính hãng từ Nhật)....
2. Phân loại giấy nhám theo độ cát
Đây là cách phân loại giấy nhám theo độ sắc của sản phẩm. Độ nhám thường được ký hiệu bằng chữ P. Dưới đây chúng ta sẽ phân loại giấy nhám theo độ nhám từ thấp lên cao. Nhám càng có độ nhám cao thì càng sắc càng đảm bảo hơn cho độ mịn, phẳng của bề mặt sau khi chà nhám. Tuy nhiên, giấy nhám càng có độ nhám cao thì sẽ càng nhanh bị mòn. Tùy thuộc vào yêu cầu khi chà nhám và vật liệu được chà nhám mà chúng ta sẽ cân nhắc để lựa chọn được loại có độ nhám phù hợp nhất.
*P40: Nhám có độ nhám P40 thích hợp sử dụng để chà phá cho bề mặt gỗ, mang lại độ phẳng ở mức tương đối.
*P80: Cũng là độ nhám thích hợp chà phá cho gỗ, nhưng vì có độ nhám cao hơn nên đảm bảo hơn cho độ phẳng, mịn của bề mặt gỗ.
*P180: Là loại nhám cho bề mặt mịn để tiến hành sơn PU.
*P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
*P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
*P400: là loại cho độ mịn lớn nhất hiện nay.
Đào Thơ