Giay Nham » Tin Tức Nội Bộ » Giấy Nhám - Trục Cao Su» Những ứng dụng phổ biến của giấy nhám và vải nhám

Những ứng dụng phổ biến của giấy nhám và vải nhám

Có cấu tạo cực kỳ đơn giản nhưng giấy nhám cũng như vải nhám đều là những vật liệu mài mòn có vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí là không thể thiếu trong rất nhiều lĩnh vực đời sống con người. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua các ứng dụng phổ biến nhất của loại vật liệu này.

1. Ứng dụng trong ngành sản xuất, chế biến đồ gỗ



Trong ngành sản xuất, chế biến đồ gỗ, giấy nhám và vải nhám được sử dụng ở cả 2 công đoạn là chà phá ban đầu và hoàn thiện sản phẩm sau cùng. Gỗ sau khi được chà nhám sẽ cho bề mặt nhẵn hơn, độ bằng phẳng tiệm cận mức tuyệt đối hơn, từ đó tạo điều kiện cho lớp sơn Pu bám chắc hơn trên bề mặt và đảm bảo hơn tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Với ngành gỗ, vai nham được sử dụng khá phổ biến, dùng để chà nhám thủ công bằng tay tại các vị trí có hình dáng cấu tạo phức tạp (các góc khuất, các hoa văn chạm trổ...). Đây đều là những vị trí mà độ cứng cáp của giấy nhám không thể tiếp cận, do đó cần một vật liệu chà nhám mềm hơn, linh hoạt hơn để tiếp cận và chà nhám tốt cho mọi ngóc ngách sản phẩm.

2. Ứng dụng trong ngành khuôn mẫu


Trong ngành khuôn mẫu, để tạo độ bóng cho các bề mặt và đánh bóng sản phẩm, người thợ cũng sẽ cần đến sự giúp sức của giấy nhám hoặc vải nhám, đẩy nhanh tiến độ công việc và đảm bảo hơn tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

3. Ứng dụng trong ngành dệt may

Nhắc tới ứng dụng của giấy nhám và vải nhám trong ngành dệt may thì có lẽ, sẽ ít người hình dung được các loại vật liệu mài mòn này được dùng như thế nào? trong ngành này, giấy nhám tờ và nhám cuộn là được sử dụng phổ biến nhất, có tác dụng làm cho bề mặt da được sáng bóng, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Ứng dụng trong ngành cơ khí



Đối với ngành cơ khí, để loại bỏ gỉ sét trên bề mặt kim loại, hoặc đánh bóng để chuyển tiếp qua khâu sơn lót, người ta cũng rất cần đến sự trợ giúp của giay nham hoặc vải nhám, tùy từng công đoạn và yêu cầu công việc. Bề mặt kim loại sau khi đã được loại bỏ gỉ sét, đánh bóng đạt yêu cầu thì sẽ bám sơn hơn, ngăn ngừa tốt hơn tình trạng gỉ sét trong quá trình sử dụng về sau và cũng đảm bảo hơn cho một bề mặt bằng phẳng, tăng cường tính thẩm mỹ. Riêng với ngành này, giấy nhám hoặc vải nhám được chọn phải có hạt nhám sắc bén, độ đồng đều cao để cho kết quả bề mặt ổn định nhất.

5. Ứng dụng trong ngành điện tử

Trong lĩnh vực điện tử - bán dẫn, giấy nhám và vải nhám được sử dụng để đánh bóng bề mặt bán dẫn, từ đó tạo độ bóng để lớp sơn phủ bám chắc hơn, tăng khả năng kết dính của các con chíp lên bề mặt bảng mạch.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực sử dụng và yêu cầu của công việc mà loại giấy nhám được chọn sẽ có độ nhám cùng các đặc điểm riêng biệt để tạo sự thuận tiện và hiệu quả tối đa cho công đoạn chà nhám của từng ngành. Để được tư vấn lựa chọn loại phù hợp với giá thành cạnh tranh nhất, hãy liên hệ với Triệu Phong Đạt ngay hôm nay!


Đào Thơ

Khác