Giay Nham » Tin Tức Nội Bộ » Sinh Vật Cảnh» Cách trồng địa lan đơn giản nhất

Cách trồng địa lan đơn giản nhất

So với các loài hoa phong lan khác thì địa lan có cách trồng và chăm sóc có phần đơn giản hơn, dễ cho hoa hơn. Nếu bạn cũng có nhã hứng với loài hoa này thì hãy tham khảo những chia sẻ kinh nghiệm về cách trồng địa lan trong bài viết dưới đây.

1. Chọn chậu và đất trồng

*Chọn chậu trồng: chậu dùng để trồng nên chọn loại phù hợp với hình dáng và khả năng phát triển của địa lan. Ví dụ, nếu lan có lá dài, rủ thì chọn chậu cao, lá ngắn thì hợp với chậu tròn, thấp, khóm có nhiều thân thì phải chọn chậu to để cây phát triển. Dù chọn kiểu chậu nào thì cũng phải có khả năng thoát nước tốt, nên lấy một ít đá xanh lót dưới đáy chậu (2cm) để rễ không chui ra ngoài, như vậy cây sẽ mau có hoa hơn.



*Chuẩn bị giá thể cho địa lan

Để tạo giá thể trồng địa lan, chúng ta cần vỏ thông, sỏi, than củi, đá trân châu thô, mỗi loại trộn với nhau theo tỉ lệ 1:1:1. 

2. Chọn giống và trồng cây


Nếu bạn tách cây ở một chậu cũ thì nên chọn các khóm có nhiều hơn 5 thân để tách thành nhiều khóm nhỏ, mỗi khóm bạn nên để ít nhất là 2 thân. Lưu ý là khi tách bạn nên dùng dụng cụ đã dược sát trùng, sau đó thì làm khô vết tách và bôi thuốc kháng khuẩn lên đó (cũng có thể dùng vôi). Sau khi tách, hãy loại bỏ các rễ tối, lá già, úa.
Nếu là địa lan mua ngoài chợ, cây vẫn còn nguyên chậu thì cũng tiến hành theo các bức như trên. Tách các khóm ra rồi dùng vòi nước để rửa sạch, sát trùng các vết cắt bằng vôi rồi xếp vào rổ. Trong lúc làm cần cẩn thận để không làm hỏng mất các rễ non.

Để trồng, chúng ta xếp các khóm vào chậu cho cân đối, xoay những thân già vào tâm chậu, còn các thân non thì hướng ra miệng chậu. Sắp xếp như vậy thì sau này các cây con sẽ phát triển ra ngoài mép chậu. Tiếp đến, định vị các khóm lan bằng que tre và dây buộc rồi cho đất trồng (Giá thể) vào chậu. Khi thấy đất phủ kín 1/3 thân cây thì dừng lại. 
Lấy rêu nước hoặc vụn than xỉ phủ lên bề mặt chậu một lớp mỏng để giữ ẩm. Cuối cùng, tưới đẫm toàn bộ chậu rồi xếp vào nơi râm mát.



3. Chăm sóc

Trong quá trình chăm sóc, hãy luôn đảm bảo rằng rễ lan luôn ẩm. Giai đoạn cây phát triển và sau khi ra hoa thì phải tăng lượng nước tưới nhiều hơn. trong thời kỳ cây đã phát triển hoàn toàn thì giảm lượng nước lại. Bằng cách quan sát lá lan thì bạn có thể điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Nếu cây thiết nước thì lá sẽ hơi nhăn, lúc này, nếu được bổ sung đầy đủ thì lá sẽ căng trở lại.


Cần thường xuyên theo dõi để cắt tỉa các cành, lá khô, sâu bệnh. Khi cây nảy mầm cho tới lúc hành giả phát triển hoàn chỉnh thì phải bón phân có lượng đạm cao hơn. Còn giai đoạn chuẩn bị ra hoa thì cần dùng phân có lượng P cao, lượng K thấp hơn chút. Ngoài ra trong suốt quá trình chăm sóc có thể kết hợp bón các loại phân hữu cơ như nước ốc, cá, bì lợn... pha loãng. Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón qua lá trong thời gian cây phát triển chồi hoa.


ĐT

Khác